Phòng ngừa viêm màng bao hoạt dịch như thế nào ?

Viêm bao hoạt dịch xảy ra thường là do các khớp hoạt động những động tác quá thường xuyên, làm kích thích các bao hoạt dịch quanh khớp. Chẳng hạn như động tác quỳ để làm việc gì đó, ngồi nhiều, tựa khủy tay quá lâu trong một thời gian dài hay sử dụng cánh tay, cổ tay, chân cho hoạt động nào đó một cách thường xuyên cũng gây viêm bao hoạt dịch.

Bao hoạt dịch là các sợi xơ mềm, nằm ở mặt trong của bao khớp, có chức năng tiết ra hoạt dịch làm trơn, nuôi dưỡng sụn khớp và chống viêm nhiễm. Khi bao hoạt dịch bị tổn thương hay nhiễm trùng thì sẽ dày lên, tiết hoạt dịch tăng lên gây tình trạng tràn dịch khớp hay viêm bao hoạt dịch.

Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra ở các khuỷu tay, khuỷu vai hay khuỷu hông hoặc cũng có thể xảy ra ở đầu gối, gót chân và ngón chân cái. Các khớp càng thực hiện những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể gây viêm bao hoạt dịch.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch

Khớp gối và khớp khuỷu tay có bao hoạt dịch nằm sát dưới da, do đó, nếu khớp gối hay khuỷu tay bị chấn thương thì bao hoạt dịch rất dễ bị nhiễm trùng gây viêm bao hoạt dịch.

Ngoài ra, người càng lớn tuổi thì tình trạng xương khớp lão hóa cũng rất dễ có nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch.

Những người có sở thích hay hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi hoạt động một khớp nào đó thường xuyên và lâu dài khiến bao hoạt dịch tại vùng khớp đó chịu áp lực cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Phòng ngừa viêm màng bao hoạt dịch như thế nào ?
Phòng ngừa viêm màng bao hoạt dịch như thế nào ?


Các căn bệnh như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gout hay tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Đau sưng khớp ngón tay http://coxuongkhoppcc.com/dau-sung-khop-ngon-tay.html

Để phòng chống viêm bao hoạt dịch, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, chúng ta nên thực hiện như sau:

Không mang vật nặng để tránh làm tăng sức ép lên các bao hoạt dịch tại khớp vai.

Sử dụng miếng đệm, lót khi quỳ gối để giảm áp lực lên khớp gối.

Khi đứng lên ngồi xuống, nhớ căng đầu gối để tránh làm tăng sức ép bao hoạt dịch vùng hông.

Nghỉ giải lao hợp lý khi thường xuyên phải hoạt động trong một thời gian dài.

Tránh ngồi một chỗ quá lâu nhất là trên các bề mặt cứng để bao hoạt dịch vùng mông và hông không chịu nhiều áp lực bằng việc đi bộ nhẹ nhàng.

Tránh tăng cân, béo phì để giảm sức ép lên các khớp. Khởi động cơ thể trước khi thực hiện các động tác gắng sức và luyện tập thể dục để bảo vệ xương khớp.

►Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến