Tìm hiểu bệnh đau sau gáy

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau sau gáy, ngoài một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như chứng đau nửa đầu, thiếu máu não… các bệnh lý xương khớp cũng có thể khiến bệnh nhân bị đau sau gáy.


Thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm xuất hiện chứng đau đầu trong đó có đau sau gáy. Lượng máu lên não giảm (thiểu năng tuần hoàn não) làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, khiến tình trạng đau đầu xuất hiện.

Hiện tượng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não thường không cố định tại một vị trí nào mà khu trú tại nhiều khu vực khác nhau. Vì vậy, trường hợp này người bệnh có thể bị đau sau gáy trái hoặc phải, cũng có thể đau ở cố gáy hoặc lan xuống vùng chẩm… Cùng với đó, bệnh nhân sẽ thấy biểu hiện đau sau gáy và chóng mặt, buồn nôn…

Đau sau gáy do bệnh rối loạn tiền đình


Rối loạn tiền đình là khi hệ thần kinh vốn có vai trò giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng như đau sau gáy và chóng mặt, hoa mắt, người lảo đảo, quay cuồng kèm với buồn nôn, dã dời chân tay…

Nguyên nhân của bệnh lý này thì có thể bắt nguồn từ thiếu máu, huyết áp thấp, căng thẳng mệt mỏi kéo dài hoặc thói quen xấu sử dụng rượu bia.

Đau sau gáy là một trong nhiều loại biểu hiện của chứng đau nửa đầu. Cơn đau nếu không được điều trị giảm đau kịp thời có thể làm lây lan ra những vị trí khác, diễn biến nặng hơn và để lại những biến chứng quan trọng.

Cơ thể bị nhiễm lạnh hay còn được gọi là nhiễm phong hàn khi ngồi lâu trong môi trường điều hòa lạnh, tắm quá khuya, thời tiết chuyển mùa mà không mặc đủ ấm… cũng có thể dẫn đến những cơn đau sau gáy.

Ở giai đoạn mỏi vai gáy cấp tính, vùng vai và gáy thường mỏi và cứng gây khó khăn trong cử động cổ. Cơn đau tăng thêm khi cúi đầu hay ngửa đầu về phía sau gây rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính, bệnh nhân còn có cảm giác đau đầu, đau sau gáy kèm với nhức mỏi vai. Một vài trường hợp cơn đau lan xuống cánh tay và các ngón tay. Nguyên nhân dẫn đến đau mỏi vai gáy có thể đến từ những sai lệch trong tư thế vận động, làm việc, cũng có thể đến từ các bệnh lý xương khớp phổ biến như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ,…

Để điều trị bệnh triệt để bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh là do các vấn đề thuộc hệ thần kinh hay bệnh lý xương khớp.

Những cơn đau sau gáy thường xuất hiện với tần suất khá dày đặc, cường độ khác nhau và kéo dài.

Một số triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo bao gồm:


Buồn ói và ói mửa. Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Có thể xuất hiện co giật đột ngột tại chỗ bị đau. Người mệt mỏi, uể oải, tâm trạng bất ổn, dễ cáu giận.

Chứng đau sau gáy thường tập trung vào một số đối tượng có đặc thù công việc riêng hoặc mắc các bệnh xương khớp:

Những người thường xuyên chịu tác động lực vào vùng cổ và đầu

Nhân viên văn phòng ngồi làm việc lâu trong một tư thế và sử dụng máy tính nhiều

Những người cao tuổi thường xuyên bị chứng mất ngủ

Những người mắc các bệnh xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh cổ vai gáy,…


Phòng tránh đau sau gáy như thế nào?


Đầu tiên để tránh xa những cơn đau này bạn nên cố gắng duy trì trạng thái tâm lý ổn định, giảm tối đa những căng thẳng từ áp lực công việc và cuộc sống.

Vận động cơ thể mỗi khi có thể, kể cả những công việc khiến bạn phải ngồi lâu một chỗ cũng nên đứng dậy đi lại để thư giãn gây cốt, khiến máu lưu thông tốt hơn.

Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, uống quá nhiều café và một số chất kích thích khác.

Thư giãn và massage cổ vai, gáy thường xuyên.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, ngủ đủ giấc, không dùng gối quá cao, nằm nhiều tư thế, tránh những tư thế vận động sai lệch hoặc quá sức.

Thăm khám và chữa trị các bệnh xương khớp liên quan đến vùng cổ càng sớm càng tốt

Nếu những cơn đau sau gáy vẫn làm phiền bạn hãy theo dõi tần suất xuất hiện của nó để đi khám và điều trị kịp thời tránh di chứng về sau. Để chữa trị đau sau gáy bạn cần xác định đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Điều trị tận gốc nguyên nhân sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn đau sau gáy. Kết hợp với các biện pháp phòng tránh ở trên để hạn chế tình trạng đau sau gáy tái diễn.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến