Hội chứng đau cơ xơ hóa là gì?
Hội chứng đau cơ xơ hóa (fibromyalgia syndrome – FMS), thường được gọi là đau cơ xơ hóa, là một rối loạn gây ra bởi sự tác động từ bộ não của bạn tới việc xử lý tín hiệu đau. Đau cơ xơ hóa được đặc trưng bởi đau cơ xương lan tỏa.
Tình trạng này có thể có những tác động dài hạn đến cuộc sống thường ngày của bạn. Những người bị đau cơ xơ hóa thường gặp phải những vấn đề như mệt mỏi, ảnh hưởng giấc ngủ, trí nhớ và tâm trạng. Họ có thể bị một số triệu chứng khác như đau đầu, căng cơ, rối loạn khớp thái dương hàm, hội chứng ruột kích thích, lo âu và trầm cảm.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng của đau cơ xơ hóa đôi khi xảy ra sau một chấn thương thể chất, phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc căng thẳng tâm lý đáng kể. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể dần dần trở nên tồi tệ mà không hề có yếu tố kích hoạt.
Các triệu chứng thường gặp của đau cơ xơ hóa là:
Đau lan rộng ở cả hai bên cơ thể, trên và dưới thắt lưng và kéo dài ít nhất 3 tháng;
Mệt mỏi vì khó ngủ, sự gián đoạn giấc ngủ vì đau, hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ;
Khả năng tập trung có thể giảm;
Các vấn đề khác, ví dụ như trầm cảm, đau đầu, đau hoặc đau bụng dưới.
Sự đau đớn và thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng hoạt động của bạn ở nhà và tại nơi làm việc. Nhiều người bị nhức đầu, trầm cảm, lo âu và co thắt dạ dày. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau cơ mãn tính và quá mệt mỏi.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của đau cơ xơ hóa vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng các nhà khoa học tin rằng có gì đó tác động lên các tín hiệu và hóa chất trong não. Những yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của xơ cơ :
Di truyền: có thể do một đột biến di truyền nhất định dễ dàng các rối loạn phát triển;
Nhiễm trùng: một số bệnh có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh đau cơ xơ hóa;
Chấn thương thể chất hay tình cảm, ví dụ rối loạn căng thẳng sau chấn thương, chẳng hạn như: một chấn thương hoặc nhiễm trùng, sinh con, phẫu thuật hoặc sự đổ vỡ một mối quan hệ.
Kích thích dây thần kinh lặp đi lặp lại là nguyên nhân gây ra đau cơ xơ hóa. Sự gia tăng của một số hóa chất trong não có thể kích hoạt các tín hiệu đau. Ngoài ra, các thụ thể đau của não dường như hình thành bộ nhớ về đau và trở nên nhạy cảm hơn, có nghĩa là chúng có thể phản ứng thái quá với các tín hiệu đau.
Nguy cơ mắc phải
Đau cơ xơ hóa là một bệnh tương đối phổ biến. Gần 1 trên 20 người có thể bị đau cơ xơ hóa ở nhiều mức độ. Nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới (90% các trường hợp được chẩn đoán xảy ra ở phụ nữ).
Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 30 và 50 nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người già. Đau cơ xơ hóa có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ xơ hóa?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đau cơ xơ hóa, chẳng hạn như:
Giới tính: đau cơ xơ hóa xảy ra thường xuyên ở phụ nữ hơn ở nam giới;
Lịch sử gia đình;
Bệnh thấp khớp: như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus làm cho bạn có nguy cơ bệnh nhiều hơn.
Điều trị hiệu quả
Mặc dù hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi cho bệnh đau cơ xơ hóa nhưng một loạt các loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Tập thể dục, thư giãn và giảm stress có thể có ích. Lựa chọn điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của những điều sau đây:
Điều trị: luyện tập các phương pháp để đối phó với các tình huống căng thẳng. Chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và tư vấn. Nói chuyện với nhân viên tư vấn có thể giúp bạn tự tin vào khả năng của mình và dạy cho bạn các phương pháp để đối phó với các tình huống căng thẳng.
Liệu pháp như châm cứu, thao tác chỉnh hình và giải phóng mạc cơ có thể mang lại tác dụng tạm thời cho bệnh nhân. Tuy nhiên, rất khó để điều trị lâu dài vì nó có thể không được bảo đảm;
Nhận xét
Đăng nhận xét