Thoái hóa khớp gối ở nữ phòng tránh ra sao?
TỪ TUỔI NGOÀI 30, LƯỢNG XƯƠNG CỦA PHỤ NỮ ĐÃ DẦN BỊ THOÁI HÓA (MỖI NĂM GIẢM 0,25 – 1%). ĐẾN THỜI ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU KHI MÃN KINH, LƯỢNG ESTROGEN GIẢM MẠNH, NÊN TỐC ĐỘ THOÁI HÓA XƯƠNG KHÁ NHANH, MỖI NĂM GIẢM 1 – 5% VỚI BIỂU HIỆN CHỦ YẾU LÀ XỐP XƯƠNG
Do đặc thù công việc hay phải làm việc nhà nên phụ nữ có tỉ lệ mắc thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới
Thêm vào đó, quá trình lão hóa đã làm giảm công năng của tế bào xương, sự hấp thụ canxi và sự tổng hợp các vitamin kém đi, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, sụn mỏng đi, mất tính đàn hồi… gây ra các triệu chứng đau nhức, khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy…
Ngoài ra, phụ nữ dễ bị tổn thương khớp gối hơn nam giới do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, thêm nữa do đặc thù làm việc nhà, phụ nữ thường ngồi xổm, ngồi xuống đứng lên nhiều lần trong ngày, khi sụn yếu, với áp lực như vậy sẽ dễ bị tổn thương. Nếu không chữa trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ dần phát triển thành bệnh thoái hóa xương khớp gối.
Ngăn chặn thoái hóa khớp gối như thế nào?
Về ăn uống: Người bệnh cần bổ sung một số acid béo hệ Omega – 3 có nhiều trong các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ…, các thực phẩm giàu vitamin như A,C,D,E có thể giúp phòng tránh được các bệnh về xương khớp và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này.
Về luyện tập: Người bệnh nên tập các bài tập liên quan đến vận động gân cơ không chịu lực như đạp xe đạp tại chỗ, thái cực quyền, đi bộ…
Trước khi tập nên khởi động kỹ để khí huyết được lưu thông, không nên tập quá sức và tránh những môn thể thao có khả năng gây tổn thương đến khớp gối. Tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần cũng có thể làm giảm đau.
Nhận xét
Đăng nhận xét