Theo độ tuổi xương khớp sẽ thay đổi ra sao?
Cơ thể chúng ta có 3 giai đoạn: hình thành, phát triển và thoái hóa; xương khớp cũng vậy. Xương khớp phát triển hay thoái hóa là do tỷ lệ của 2 quá trình đối ngược nhưng luôn xảy ra song song: tái tạo và phá huỷ xương.
Song chính các hoạt động mà mỗi người đang thực hiện hàng ngày lại gây áp lực làm ảnh hưởng đến cấu trúc và sự bền vững của hệ xương khớp, làm hệ xương khớp ngày một già cỗi và lão hóa.
Cấu tạo và biến đổi xương khớp theo độ tuổi
Trong phôi thai xương phát triển từ lớp trung bì và phát triển qua 3 giai đoạn: màng, sụn và xương (trừ xương vòm sọ và một vài xương mặt không qua giai đoạn sụn và một phần xương sườn cho đến già vẫn ở tình trạng sụn, không qua giai đoạn xương).
Bộ xương màng ở người hình thành vào tháng thứ nhất của bào thai. Màng biến thành sụn vào đầu tháng thứ hai và được thay thế dần bằng xương ở cuối tháng này của phôi.
Sau khi ra đời, quá trình hoá xương còn tiếp tục cho đến khi trưởng thành (nam khoảng 25 tuổi, nữ khoảng 23 tuổi), và phát triển thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu từ lúc đẻ đến lúc dậy thì hệ xương phát triển mạnh hơn hệ cơ; giai đoạn 2 từ tuổi dậy thì về sau hệ xương phát triển chậm hơn hệ cơ.
Ở tuổi thiếu niên, sự hóa xương vẫn chưa hoàn tất. Trong xương, thành phần hữu cơ (cốt giao) chiếm tỷ lệ cao hơn so với thành phần vô cơ (muối can-xi) nên xương có độ mềm dẻo cao. Xương phát triển nhanh, to ra và dài lên. Xương to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương. Trung tâm vật lý trị liệu TPHCM http://coxuongkhoppcc.com/4-tieu-chi-lua-chon-trung-tam-vat-ly-tri-lieu-tphcm-uy-tin-chat-luong.html
Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng. Xương thay đổi về hình dạng và kích thước, còn xảy ra sự dính một số xương lại với nhau làm thay đổi số lượng các xương trong hệ xương từ 300 chiếc xương ở trẻ em đến 206 xương với 360 khớp xương ở người trưởng thành.
Đến 18 - 20 tuổi ở nữ hoặc 20 - 25 tuổi đối với nam, xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương. Tỷ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong xương duy trì ổn định với hệ số 1:2. Khối xương lúc này đạt giá trị tối đa gọi là khối lượng xương đỉnh và duy trì đến năm 30 tuổi.
Sau tuổi 30, xương bị phân hủy thường nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm, xương bắt đầu suy yếu và khi đó xảy ra quá trình mất xương (giảm mật độ xương). Các căn bệnh xương khớp cũng bắt đầu tăng dần trong giai đoạn này, thoái hóa đốt sống cổ, xương khớp bắt đầu diễn ra mạnh mẽ.
Khi già đi, xương trở nên xốp giòn và dễ gãy, các tổn thương xương khớp khó hồi phục. Sụn khớp bị bào mòn, mỏng dần và giảm độ đàn hồi, chất lượng dịch khớp suy giảm… Từ tuổi 50, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp gia tăng như: loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout…
Các bệnh xương khớp mạn tính đã mắc phải cũng tiến triển xấu đi theo sự tăng của tuổi tác. Vì thế, chúng ta phải luôn có ý thức bảo vệ hệ xương khớp của mình để phòng tránh các bệnh về xương khớp ở cả mọi lứa tuổi, không chỉ là tuổi già.
Nhận xét
Đăng nhận xét